Chuyển đến nội dung chính

Vôi hóa xương bả vai có triệu chứng gì?

Nguyên nhân gây vôi hóa xương bả vai là do quá trình thoái hóa khớp vai, thường gặp ở những người cao tuổi, người sử dụng lực cánh tay quá nhiều, va đập chấn thương bả vai, viêm khớp vai, loãng xương…


Vôi hóa xương bả vai nói riêng hay vôi hóa xương khớp nói chung là một hệ quả của quá trình thoái hóa xương khớp. Trong bệnh lý thoái hóa xương khớp, hiện tượng vôi hóa dẫn đến sự hình thành các chồi gai, chồi xương ở đầu xương, thân đốt sống hoặc dây chằng và cọ sát với xương, dây thần kinh… gây ra những cơn đau nhức kinh khủng. Tùy theo vị trí xương khớp bị vôi hóa mà người bệnh có những biểu hiện đặc trưng.

Đối với người bị vôi hóa xương bả vai do thoái hóa khớp vai, bệnh nhân sẽ có triệu chứng:


Đau nhức bả vai, đau có thể lan xuống cẳng tay, bàn tay hoặc lan ngược lên cổ gáy.

Đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

Đau nặng về đêm, nằm nghiêng bên vai đau sẽ thấy đau tăng mạnh.

Có biểu hiện cứng khớp vai vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Lực vai và cánh tay giảm, giơ tay, vung tay khó khăn…


Điều trị vôi hóa xương bả vai


Thoái hóa khớp là một quy luật tự nhiên khi xương khớp bước vào thời kỳ lão hóa. Việc điều trị thoái hóa khớp vai cũng như vôi hóa xương bả vai chủ yếu là cải thiện các triệu chứng của bệnh và duy trì chức năng vận động của khớp. Điều trị bao gồm các biện pháp dùng thuốc kết hợp vật ký trị liệu và phẫu thuật. hình ảnh x quang thoái hóa cột sống http://coxuongkhoppcc.com/x-quang-thoai-hoa-cot-song.html

Phương pháp dùng thuốc bao gồm: các thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ…

Biện pháp không dùng thuốc: tập vật lý trị liệu, tập luyện thể dục thể thao, chiếu đèn, chiếu tia hồng ngoại… có tác dụng tăng tưới máu tại chỗ cho khớp, giãn gân cơ giảm đau.

Phẫu thuật: Trong trường hợp khớp vai, xương bả vai bị hư hỏng quá nặng nề, không thể hồi phục mà các phương pháp điều trị nội khoa không mang đến hiệu quả, phẫu thuật thay khớp có thể được xem xét và tiến hành.

Với tình trạng vôi hóa xương bả vai của anh, anh cần tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ để kiểm soát bệnh hiệu quả và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra khi bệnh tiến triển nặng. Đồng thời, anh nên điều chỉnh lại thời gian sinh hoạt và làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi, tránh mang vác, xách vật nặng để hạn chế đau khớp.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thoái hóa đốt sống cổ thường ở nhóm nghề nào?

Nhân viên văn phòng là một trong các công việc có nguy cơ cao bị thoái hoá đốt sống cổ. Thường các nhân viên văn phòng ngồi nhiều, cúi nhiều, gõ máy tính liên tục, ít vận động khiến dễ bị đau nhức và thoái hóa đốt sống cổ, lưng, vai gáy, tay chân,…. Nhân viên văn phòng nên học các mẹo để làm giảm các cơn đau xương khớp như đứng lên đi lại 2 tiếng/ 1 lần, tập các động tác xoay cổ và gập lưng để giảm đau,…. Thợ cắt tóc Thường xuyên phải làm việc trong tư thế cúi người, khom người khiến thợ cắt tóc thuộc vào nghành nghề dễ bị thoái hóa đống sống cổ. Thợ sơn Những người làm công việc này thường gặp các vấn đề về đốt sống cổ, lưng, vai,… Thợ sơn thường làm việc trong tư thế ngửa cổ lên quá lâu, khiến các đốt xương ở cổ không chịu nổi áp lực, lâu ngày dẫn đến thoái hóa. Nha sĩ Đây cũng là nhóm công việc có nguy cơ cao bị thoái hoá đốt sống cổ. Nha sĩ thường đứng còn bệnh nhân khám chữa bệnh thì ngồi hoặc nằm, việc cúi gập thường xuyên để khám chữa bệnh khiến đốt sống cổ ...

Người già bị thoái hóa khớp mùa lạnh nên làm gì?

Người cao tuổi, sự suy giảm chức năng ở hệ cơ xương khớp dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như: thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống, đau thần kinh tọa, loãng xương... Đặc biệt, vào mùa lạnh, các bệnh về khớp do thoái hóa ở người già sẽ dễ tái phát và ở mức độ mạnh hơn. Không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua da khiến các mạnh máu ở vùng da bị nhiễm lạnh co lại, hạn chế máu đến các khớp xương. Từ đó gây nên tình trạng thiếu máu nội khớp, màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích khiến người bệnh càng thêm đau nhức. Ở người cao tuổi, tình trạng này càng dễ xảy ra hơn ở khi các cơ quan đang trong giai đoạn lão hóa, tuần hoàn máu kém đi và khả năng giữ ấm cũng không còn như ở người trẻ. Giải pháp nào cho chứng bệnh đáng sợ này? Cần đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường nghi ngờ bệnh và nên đến nơi có chuyên khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm. Không nên chủ quan, tự ý điều trị bằng thuốc giảm đau, kháng viêm tại nhà hoặc nghe theo các bài thuốc chưa được kiểm chứng.  ...

Chế độ dinh dưỡng cho người gãy xương

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHẤN THƯƠNG GÃY XƯƠNG CHỈ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG THÔI CHƯA ĐỦ NẾU MUỐN BỆNH PHỤC HỒI NHANH CHÓNG. THÌ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐÓNG VAI TRÒ HẾT SỨC QUAN TRỌNG. VẬY KHI BỊ GÃY XƯƠNG NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG ĂN GÌ. NHỮNG THỰC PHẨM NÀO GIÚP PHỤC HỒI MAU LÀNH VẾT THƯỜNG TỐT.   Người bị gãy xương nên ăn gì?  Đối với người bị gãy xương nên chú ý tới một số món ăn có chứ nhiều canxi và các vi chất quan trọng giúp thúc đẩy quá trình tái tạo xương mới giúp xương được phục hồi một cách nhanh chóng an toàn. Người bệnh nên chú ý bổ xung các loại phẩm tốt cho sức khỏe như: – Các loại thực phẩm giàu kẽm và canxi: Nhóm thực phẩm này chủ yếu là có trong các loại hải sản, đồ biển, hạt bí ngô và hạt hướng dương, nấm, ngũ cốc, sữa…. Vì kẽm có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của vitamin D giúp xương chắc khỏe hơn đồng thời giúp tăng sự hấp thu của canxi vào cơ thể nên đừng quen bổ xung nhóm thực phẩm này cho cơ thể nhé! Ngoài các thực phẩm trên đây, bệnh nhân nên bổ sun...